Da Thuộc

Da thuộc được sản xuất từ đâu?

da thuộc được sản xuất từ đâu

Theo số liệu được thống kê năm 2020, Trung Quốc là quốc gia sản xuất da thuộc nhiều nhất thế giới, đứng thứ hai là Brazil và thứ ba là Nga.

Da thuộc hay còn gọi là da thật, da tự nhiên, được làm từ lớp da động vật. Theo nguyên bản, các phần da thô này rất dễ bị phân hủy. Vì thế để chuyển từ da thô sang da thuộc, chúng cần trải qua một quá trình xử lý, gọi là thuộc da. Mục đích là làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc protein của da, giúp da bền bỉ và cùng lúc đó tạo thêm được nhiều màu sắc cho da. Tùy vào mục đích sử dụng của các nhà sản xuất mà quy trình thuộc da sẽ khác nhau.

Các loại da thuộc phổ biến hiện nay là da bò, da cừu, da heo, da dê. Bên cạnh đó, các loại da khác như da rắn, da đà điểu và da cá sấu cũng được sử dụng nhưng không nhiều. Da bò được xem là một sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp thịt và sữa, chúng chỉ chiếm 5% giá trị của vật nuôi. Trước khi công nghiệp chăn nuôi đại trà phát triển, con người thời kì đầu đã sử dụng da sống từ những động vật mà họ săn bắt lấy thịt.

da bò nguyên tấm màu tự nhiên

Da bò được sử dụng phổ biến để làm da thuộc

 

Da được sản xuất ở đâu?

Theo số liệu được thống kê năm 2020, có 6 quốc gia sản xuất da thuộc hàng đầu là: Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Ý và Hàn Quốc. Da sống thường được lấy từ động vật ở các quốc gia này và sau đó chúng được chuyển đến quốc gia khác để xử lý. Ví dụ, một công ty ở Anh sẽ mua da từ Trung Quốc và vận chuyển trong một container đông lạnh đến một quốc gia khác, chẳng hạn như là nước Ý, nơi nổi tiếng về da thuộc. Sau đó, Anh sẽ nhập lại da thành phẩm để bán. Mặc dù ở một số quốc gia khác cũng nổi tiếng về ngành công nghiệp da, nhưng những sản phẩm da trên thế giới được sản xuất nhiều nhất tại Trung Quốc.

biểu đồ các quốc gia sản xuất da thuộc trên thế giới

Trung Quốc là nơi sản xuất da thuộc nhiều nhất thế giới hiện nay

 

Lịch sử về Da

Trong lịch sử, con người đã thử nghiệm sử dụng da của nhiều loại động vật bao gồm sóc, thỏ, hải ly, dê, hươu và thậm chí cả lạc đà. Trong thời gian đó, khi họ biết sử dụng động vật để lấy da, họ đã tận dụng chúng để làm thức ăn, dụng cụ và nơi ở. Khi nông nghiệp và chăn nuôi phát triển cùng với công nghệ, là bước tiến cho sự phát triển của Thuộc Da hiện đại. Trong thời Trung cổ, da được sử dụng cho các mặt hàng như giày dép, quần áo, túi xách, hộp, hòm và yên ngựa. Chúng cũng được sử dụng cho mục đích quân sự, trong đó rất nhiều đồ da đã được thu hồi từ con tàu Mary Rose của Tudor bị chìm năm 1545.

Các loại da thuộc

Theo số liệu thống kê gần đây, 65% sản lượng da thuộc được làm từ bò, trong khi 15% từ cừu, 11% từ lợn và 9% từ dê. Còn lại 5% là từ các loại động vật khác. Tuy nhiên, với tỉ lệ này, một số loại da hiếm và ít phổ biến nhất lại được sử dụng để taọ ra một số sản phẩm da độc nhất và hấp dẫn nhất.

số liệu da thuộc làm sản phẩm trong các ngành công nghiệp

Da thuộc được sử dụng nhiều nhất trong ngành sản xuất giày dép

Da bò là một trong những loại da phổ biến nhất hiện nay. Vì nó là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt và sữa, được sử dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới nhưng nó cũng được coi là một trong những loại da bền và đáng sử dụng nhất. Da bò khá dày, có thể sử dụng nhiều lớp da khác nhau, chúng cũng dẻo dai, bền bỉ hơn so với các loại da khác nên là lựa chọn tốt nhất để sản xuất giày da, nội thất và quần áo, phụ kiện…

Da cừu là loại da phổ biến đứng thứ hai sau da bò. Người ta thường tiến hành thuộc da bao gồm cả lớp lông cừu. Do có độ co giãn tốt nên thường được sử dụng cho áo khoác và quần áo, còn lông cừu thì thường được sử dụng để làm dép và thảm.

lông và da cừu trắng

Da cừu thường được tiến hành thuộc da bao gồm cả lông 

Da lợn cũng dẻo dai và mềm mại nên được sử dụng nhiều cho việc sản xuất găng tay, giày và quần áo thể thao.

Da dê thường được sử dụng để làm găng tay, túi xách và thảm với đặc điểm là mỏng hơn da bò, có độ mềm dẻo dễ dàng định hình theo ý muốn trong quá trình sản xuất.

Các loại da đặc biệt, chẳng hạn như da rắn, da cá sấu khá được ưa chuộng ở châu Á. Nhưng những động vật này đều nằm trong danh sách cần được bảo vệ, nên trong một số trường hợp việc sử dụng các sản phẩm làm từ các loại da này sẽ bị lên án. Da đà điểu là chất liệu đặc biệt phổ biến được một số nhãn hàng thiết kế sử dụng, do kết cấu độc đáo của nó và chủ yếu được nhập khẩu từ Châu Phi, ở đó các loài động vật này cũng được sử dụng để lấy lông, thịt và trứng. 

ví nam gập đôi da đà điều màu xanh màu vàng

Da đà điểu được nhiều nhãn hàng thiết kế sử dụng vì có kết cấu độc đáo

 

Phương pháp thuộc da

Da sống hay da thô phải trải qua các quy trình thuộc da phức tạp để trở thành da thuộc. Có hai loại phổ biến nhất là thuộc da Crôm và thuộc da thảo mộc. Thuộc da Crôm là sử dụng hoá chất, axit và muối để nhuộm da và phương pháp này thường ít tốn chi phí. Ngược lại, thuộc da thảo mộc khó và lâu hơn, đó là lý do tại sao các sản phẩm thuộc da theo cách này thường đắt hơn rất nhiều. Thuộc da thảo mộc sử dụng các thành phần từ hoa, lá và vỏ cây, thành phẩm thường được dùng để sản xuất các sản phẩm cao cấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại da thuộc thảo mộc tại đây.

 

Cách xử lý và bảo quản

Vì da là một sản phẩm tự nhiên nên việc bảo quản và dưỡng da là rất quan trọng. Khi sử dụng đồ da, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tránh ánh nắng mặt trời vì da dễ bị sạm màu và mất đi độ ẩm tự nhiên.

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh da bị ẩm mốc. 

ví da bò thật màu đen bị mốc

Nên để đồ da nơi thông thoáng tránh bị ẩm mốc

– Tránh các tác động làm tổn hại đến bề mặt da như vật sắc nhọn hoặc căng giãn quá mức.

– Bổ sung độ ẩm cho da định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

 

Về mặt đạo đức

Đồ da được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ ghế ngồi ô tô đến các vật dụng trong thể thao, yên ngựa và túi xách do có độ bền cao, mà khó có thể tạo ra bằng vật liệu tổng hợp. Người tiêu dùng khá hài lòng khi mua các sản phẩm làm bằng da vì nó là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt và sữa. 

Tuy nhiên, những người ăn chay sẽ chọn các sản phẩm làm từ chất liệu giả da thay vì da thật. Mặc dù các sản phẩm giả da là lựa chọn tốt nhất ở khía cạnh bảo vệ động vật nhưng thực tế chất liệu da giả là tác nhân gây hại cho môi trường vì được làm từ hóa chất tổng hợp. 

Biết được nguồn gốc của da thật là những thông tin khá thú vị cho những ai yêu thích đồ da. Và bạn cũng sẽ thêm nhiều tự tin hơn khi chọn mua các sản phẩm đồ da để sử dụng.

4/5 - (99 bình chọn)

Trả lời